Đau bụng về đêm: Nguyên nhân do đâu?

Đau bụng về đêm: Nguyên nhân do đâu?

Đau bụng về đêm là triệu chứng rất phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nguyên nhân đằng sau triệu chứng này thì không phải ai cũng biết.

Nửa đêm thức giấc với cảm giác đau quặn bụng là điều không ai muốn. Theo các chuyên gia, mặc dù đau bụng về đêm là triệu chứng phổ biến nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ về sức khỏe. Hãy cùng LEEP.APP tìm hiểu nguyên nhân nào khiến bạn bị đau bụng vào ban đêm nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng vào ban đêm?

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý. Nếu muốn xác định chính xác nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp, bạn cần biết được mình đang gặp phải những triệu chứng đi kèm nào ngoài đau bụng. Thông thường, nguyên nhân gây đau bụng về đêm có thể là do:

  • Đầy hơi: Đây là một tình trạng khá quen thuộc. Ngoài đau bụng, khi bị đầy hơi, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như đau quặn, đau nhói ở bụng trên.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau nhưng một số người thỉnh thoảng sẽ bị đau bụng. Ngoài ra, còn có các triệu chứng thường gặp như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón…
  • Loét dạ dày: Triệu chứng đặc trưng là những cơn đau bỏng rát ở bụng. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn hoặc khi đói. Do đó, ban đêm là khoảng thời gian mà bạn rất dễ bị đau bụng do loét dạ dày.
  • Viêm túi thừa: Tình trạng các túi mô nhỏ phồng lên trên niêm mạc của hệ tiêu hóa. Ngoài đau bụng, viêm túi thừa còn có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, sốt, đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu.
  • Trào ngược axít: Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do thừa cân, uống quá nhiều rượu, nằm ngủ ngay sau khi ăn xong, ăn no quá mức (đặc biệt là gần đến giờ đi ngủ), ăn nhiều thực phẩm gây khó tiêu như món cay, béo, chiên xào, ăn chocolate hoặc uống cà phê. Nếu bạn bị trào ngược axít nhiều hơn 1 lần 1 tuần, hãy đi khám. Nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm, loét, chảy máu thực quản.
  • Sỏi mật: Túi mật là cơ quan nhỏ, bên dưới gan, có nhiệm vụ giải phóng mật. Khi dịch mật tích tụ nhiều sẽ hình thành nên các khối sỏi cứng. Triệu chứng đau bụng về đêm mà bạn gặp phải có thể là do sỏi mật gây tắc nghẽn. Một bữa ăn nhiều chất béo có thể khiến các triệu chứng sỏi mật trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu cơn đau bụng khởi phát đột ngột vào ban đêm thì có thể là do 4 nguyên nhân sau: 

nguyên nhân gây đau bụng về đêm

Đau bụng là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý

  • Sỏi thận: Khi sỏi di chuyển vào niệu quản, bạn có thể bị đau buốt ở lưng. Cơn đau này có thể lan nhanh xuống dạ dày và vùng bụng. Thông thường, cường độ và vị trí của cơn đau sẽ thay đổi do sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.
  • Viêm dạ dày ruột do virus: Nếu bị lây nhiễm do virus, bạn có thể bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và các triệu chứng khác.
  • Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng thường gặp là nôn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng. Những dấu hiệu này thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
  • Bệnh tim mạch: Đau bụng do nguyên nhân này rất hiếm nhưng một số bệnh tim mạch có thể gây đau bụng, chẳng hạn như thiếu máu cơ tim. Đi kèm với đau bụng là các triệu chứng như đau cổ và hàm, tim đập nhanh và khó thở.

Làm thế nào để điều trị chứng đau bụng về đêm?

Phương pháp điều trị của tình trạng này hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, trào ngược axít có thể được giảm bớt bằng thuốc kháng axít không kê đơn (OTC). Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng về đêm mà không rõ nguyên, hãy dành một chút thời gian để đi khám.

Đau bụng về đêm: Khi nào nên đi khám?

Nếu bạn bị đau bụng hơn 1 – 2 lần một tuần, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Bạn có thể thử các phương pháp điều trị không kê đơn như thuốc kháng axít và thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu không thuyên giảm sau vài ngày, bạn nên đi khám. Mặc dù nhiều nguyên nhân gây đau bụng có thể dễ dàng điều trị nhưng bạn vẫn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu đang bị đau bụng, bạn nên làm gì?

Thức dậy vào ban đêm vì đau bụng là điều rất thường gặp và đây không phải là vấn đề bạn quá lo lắng. Bạn có thể khắc phục tình trạng này một cách dễ dàng và nhanh chóng theo những bí quyết sau:

Ghi chép lại triệu chứng

Nếu gần đây bạn thường xuyên thức giấc với cơn đau bụng, hãy bắt đầu ghi chú lại những thứ bạn đã ăn, những triệu chứng bạn gặp phải trong ngày và cảm giác khi thức dậy. Ghi chép này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc không kê đơn

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng axít và thuốc điều trị đau dạ dày để khắc phục. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đi khám.

Điều trị bằng thuốc không kê đơn 

Nếu các triệu chứng vẫn còn không thuyên giảm dù bạn đã dùng thuốc và thay đổi lối sống, hãy đi khám để xác định nguyên nhân

Thay đổi lối sống

Nếu cơn đau bụng là do trào ngược axít, hãy hạn chế những thói quen có thể gây ra tình trạng này như ăn quá nhiều, uống rượu hoặc nằm ngủ khi vừa ăn xong. 

Đi khám

Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm dù bạn đã dùng thuốc và thay đổi lối sống, hãy đi khám để xác định nguyên nhân. Bạn càng đi khám sớm thì sẽ càng ít bị các cơn đau bụng về đêm hành hạ. 

Bên cạnh những bí quyết trên, để ngăn ngừa đau bụng về đêm, tốt nhất bạn nên ăn uống lành mạnh và duy trì chế độ tập luyện đều đặn mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thiền hoặc các bài tập cardio nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe. Và đừng quên tải LEEP.APP về máy để được hướng dẫn tập luyện bởi huấn luyện viên cá nhân chuyên nghiệp, đồng thời được cung cấp thêm các thông tin sức khỏe hữu ích.

Nguồn tham khảo

What’s Causing My Stomach Pain at Night? https://www.healthline.com/health/digestive-health/stomach-pain-at-night Ngày truy cập: 6/10/2020

Bài viết liên quan