Nghiên cứu cho thấy 1/5 nam giới tập gym mắc chứng rối loạn ăn uống

Nghiên cứu cho thấy 1/5 nam giới tập gym mắc chứng rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống khi tập gym là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng xấu tới quá trình tập luyện và cơ thể của các gymer. Vì vậy, hiểu và phòng ngừa hội chứng này là một điều cần thiết.

Dinh dưỡng khi tập gym là rất quan trọng và khi gặp vấn đề về ăn uống, bạn rất khó có thể cân bằng trở lại. Hãy cùng LEEP.APP nhận diện và tìm ra nguyên nhân của hội chứng này. Có thể bạn cũng đang có một trong những biểu hiện của hội chứng này mà không nhận ra đấy!

Các biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nhi UCSF Benioff (San Francisco), 1/5 số người tập gym có khả năng bị rối loạn hành vi ăn uống vì mục đích tăng cơ. Cụ thể, 22% các nam thanh niên từ 18 – 24 tuổi tập gym vì mục đích tăng cơ có biểu hiện bị rối loạn ăn uống, trong khi đó, 5% số nữ giới cùng độ tuổi cũng có biểu hiện tương tự.

Điểm chung của những người tham gia nghiên cứu là có từ một trở lên các biểu hiện như: ăn nhiều hơn, thay đổi khẩu phần ăn (về thành phần và lượng thức ăn nạp vào), sử dụng thực phẩm chức năng và anabolic steroids (steroids tăng đồng hóa) với liều lượng vượt xa khuyến nghị của bác sĩ.

Biến chứng của rối loạn ăn uống

Các nhà nghiên cứu cho rằng, những biểu hiện trên nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến rối loạn cơ bắp. Cùng với các tác nhân khác như ăn kiêng, tập luyện quá độ, lo lắng, stress sẽ gây hại nghiêm trọng đến cơ thể và sức khỏe của người tập thể hình.

Người đứng đầu nghiên cứu, bác sĩ Jason Nagata, chuyên khoa thanh thiếu niên của UCSF cho biết thêm: “Một vài dạng rối loạn ăn uống rất khó nhận biết. Không như những dạng rối loạn lo âu hoặc các vấn đề tâm lý khác, rối loạn ăn uống này có thể bị nhầm lẫn là thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và rất dễ bị bỏ qua hoặc xem nhẹ”.

1. Chứng mặc cảm ngoại hình (BDD)

Chứng mặc cảm ngoại hình (Body dysmorphic disorder – BDD) là một vấn đề tâm lý khiến một người dành nhiều thời gian lo nghĩ về ngoại hình và những khuyết điểm trên cơ thể. Những khuyết điểm này không làm người khác để tâm lắm, nhưng với người mắc chứng BDD, chúng lại là vấn đề rất lớn.

cô gái soi gương

Dành quá nhiều thời gian đắn đo về ngoại hình có thể bạn đã mắc chứng mặc cảm ngoại hình

2. Chứng mặc cảm thiếu cơ bắp

Một dấu hiệu tâm lý khác là chứng mặc cảm thiếu cơ bắp (bigorexia), một dạng rối loạn tâm lý khiến các gymer cứ nghĩ cơ bắp mình nhỏ, chưa sắc nét hoặc kích thước không tương xứng với chế độ tập, dù thực tế họ đã rất đô con và các nhóm cơ cũng đã hằn rất rõ.

Các nhà khoa học vào cuộc để tìm ra nguyên nhân

Để tìm ra nguyên nhân của các dấu hiệu trên, một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Khoa học quốc tế về rối loạn ăn uống được tiến hành nhằm phân tích hành vi của 14.891 thanh thiếu niên Mỹ. Mục đích của các nhà nghiên cứu là tìm ra những dấu hiệu dẫn đến rối loạn ăn uống từ nhóm đối tượng khoảng 15 tuổi.

Kết quả thu được cho thấy, những nam thanh niên tập gym với mục đích tăng cơ, tăng cân bị chứng rối loạn ăn uống 142%, đối với nữ giới, con số này là 248%.

Các tình nguyện viên nam cho rằng mình thiếu cân mắc chứng rối loạn tiêu thụ thức ăn tăng 56%, trong khi đó, con số này là 271% với đối tượng nữ mặc cảm về ngoại hình. Rượu bia và thuốc lá cũng là 2 tác nhân gây ra chứng rối loạn này ở các tình nguyện viên trưởng thành.

Khi được hỏi về việc sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cân và phát triển cơ bắp, 6,9% nam giới trong cuộc nghiên cứu thừa nhận đã sử dụng chúng cho mục đích cải thiện vóc dáng. Trong đó, có 2,8% sử dụng anabolic steroids (một chất kích thích bị cấm ở một số quốc gia). Ở nữ giới, tỷ lệ này là 0,7% và 0,4%, thấp hơn nhiều so với nam giới.

thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng sẽ rất có hại nếu lạm dụng

Bác sĩ Nagata bổ sung: “Thực phẩm chức năng là một con dao hai lưỡi, vì hiệu quả chúng đem lại là rất tốt và nhanh chóng, nhưng nếu bị lạm dụng, sẽ gây ra hậu quả khó lường, nhất là những vấn đề về gan, thận. Anabolic steroids còn gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn, gồm cả ngắn hạn và dài hạn như teo tinh hoàn, chậm phát triển cơ thể và bệnh tim mạch”.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết thêm, những biểu hiện khác của chứng mặc cảm ngoại hình có thể kể đến như loại hoàn toàn chất béo khỏi khẩu phần ăn, hạn chế tối đa tinh bột, ép cân, săm soi cơ thể thái quá và thời lượng tập quá nhiều. Và dĩ nhiên, rối loạn ăn uống là một hệ quả tất yếu.

Để biết thêm về chế độ dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn phù hợp với việc tập luyện của bạn, hãy tải ngay LEEP.APP để tiếp cận với nguồn thông tin về thể hình và dinh dưỡng đúng, đủ và đáng tin cậy nhé!

Nguồn tham khảo

FIFTH OF YOUNG MEN WHO EXERCISE ENGAGE IN ‘DISORDERED EATING’ TO GAIN MUSCLE, STUDY FINDS https://www.independent.co.uk/life-style/health-and-families/young-men-exercise-diet-muscle-bulking-bulk-up-how-to-disorder-a8967156.html Ngày truy cập: 11/05/2020